Theo giám sát mới nhất trong năm 2023 cho thấy, bệnh dại đang có nguy cơ bùng phát ổ dịch trong cộng đồng, và khoảng 50% nguyên nhân do chó mèo cắn. Do đó, Nature Pharma sẽ cung cấp những thông tin cần biết về căn bệnh dại cùng biện pháp thực hiện phòng chống để giúp bạn nâng cao nhận thức bảo về bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Vì sao bệnh dại lây lan từ các động vật nuôi?
Tác nhân gây bệnh dại do Rabies Lyssavirus xâm nhập từ nước bọt của động vật mang mầm bệnh lây sang động vật khác hoặc con người qua vết cắn, vết liếm. Vi rút thích nghi để sinh trưởng trong tế bào của các con vật có xương sống máu lạnh như chó, mèo, Dơi, khỉ, …
- Vi rút gây bệnh như thế nào?
Khi nhiễm bệnh dại, vi rút tự phản ứng với hệ thống miễn dịch bẩm sinh, rồi di chuyển trong sợi trục của dây thần kinh ngoại biên đến neuron tủy sống, sau đó nhanh chóng phân tán ra khắp hệ thần kinh trung ương gây tổn hại chức năng não và lan ra cơ quan khác như tim, da, giác mạc. Trong đó tuyến nước bọt giúp virus có thể lây nhiễm sang vật chủ mới qua hành vi cắn.
Chó là động vật thường mắc bệnh dại nhiều nhất
- Các giai đoạn tiến triển của bệnh dại
- Giai đoạn ủ bệnh: thông thường từ 1 đến 3 tháng, nhưng có trường hợp mất vài ngày đến cả năm, thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương.
- Giai đoạn tiền phát: 1 – 4 ngày, xuất hiệu các triệu chứng bất thường như sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, tê và đau vùng vết thương nơi virus xâm nhập.
- Giai đoạn toàn phát: Khi vi rút đã gây viêm não cùng dấu hiệu nguy hiểm gồm mất ngủ, hành xử lạ thường, lú lẫn, giãn đồng tử, tiết nước bọt,…Và khả năng tử vong hoàn toàn cao.
Liệt, co giật là biến chứng nguy hiểm của bệnh dại
- Biện pháp phòng tránh và nhận thức bệnh dại:
- Không chủ quan với bất kỳ vết thương nhỏ từ vết cắn của động vật.
- Mọi động vật nuôi đều có mang mầm bệnh dại, cần đề phòng, cảnh giác.
- Tiêm phòng vác xin dại cho thú nuôi hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
- Cách ly, theo dõi những con vật mắc và nghi mắc bệnh dại.
- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
- Nếu bị con vật cắn, xử lí vết thương bằng cách rửa sạch ngay với nước muối, xà phòng đặc hoặc dùng cồn 70 độ để sát khuẩn, sau đó đến ngay trung tâm y tế dự phòng, cơ sở tiêm chủng gần nhất để theo dõi và tiêm vác xin kịp thời.
Các biện pháp phòng chống bệnh dại cần được lưu ý
TỔNG KẾT
Trên đây là thông tin tham khảo từ Internet về nâng cao nhận thức, phòng chống bệnh dại. Nature Pharma khuyên bạn nên tiêm phòng vác xin dại an toàn, và cảnh giác không chủ quan với các con vật nuôi nghi mắc bệnh dại để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.