Hiện nay, tại Việt Nam đã ghi nhận dịch cúm gia cầm rải rác ở nhiều địa phương. Cúm A (H5N1) có nguy cơ gây nên tử vong cao nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời. Nature Pharma khuyến cáo mọi người “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và cần nâng cao nhận thức tuyên truyền về thông tin bệnh cúm A (H5N1) tại các vùng nông thôn.
- Vì sao mắc bệnh cúm A (H5N1).
Ổ chứa virus cúm a trong tự nhiên
Ổ chứa: Vi rút cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Trong đó, vi rút cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Tất cả các týp vi rút cúm A tồn tại trong quần thể chim nước hoang dại. Nhìn chung, các vi rút cúm động vật không có khả năng gây bệnh cho người trừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với vi rút cúm người. Đối với bệnh cúm theo mùa, người bệnh thể điển hình, hoặc thể nhẹ là ổ chứa vi rút.
– Thời gian ủ bệnh: Ngắn, thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày
– Thời kỳ lây bệnh: Người bệnh đào thải vi rút khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.
- Khả năng lây bệnh của vi rút A (H5N1).
Vi rút cúm A gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người
Virus cúm A đi vào cơ thể qua đường hô hấp, xâm nhiễm các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên, gây tổn thương niêm mạc khiến người bệnh xuất hiện các phản xạ ho và hắt hơi. Bệnh cúm A có thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến nhanh chóng, sức miễn dịch cao nhưng không lâu bền. Đó là những nguyên nhân khiến bệnh cúm dễ lây lan và bùng phát thành những trận đại dịch lớn.
- Vi rút A (H5N1) tồn tại trong môi trường bên ngoài bao lâu?
Virus cúm A H1N1 tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài
Vi rút có thể sống 48 giờ trên các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, bề mặt bàn, ghế… trong quần áo virus có thể tồn tại từ 8-12 giờ, duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.
Virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước. Chúng có thể tồn tại được lên đến 4 ngày trong nước ở nhiệt độ 22oC và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0oC. Vì vậy, các hồ bơi công cộng, hồ bơi trong khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho virus phát triển, nhất là trong tiết trời mưa dầm, thiếu ánh sáng để diệt virus.
- Phương thức lây truyền bệnh.
Các nơi nuôi gia cầm là nơi chứa vi rút A
- Biện pháp phòng ngừa
-
Cần phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan.
- Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh cúm.
- Khi có người sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
- Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
- Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
- Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
- Tiêm vaccine phòng bệnh kịp thời.