Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách. Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và ngăn ngừa sự lây lan trong cộng đồng, việc chăm sóc người mắc bệnh cúm A cần được thực hiện cẩn thận và khoa học. Dưới đây là những thông tin Nature Pharma hướng dẫn chi tiết giúp bạn chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả.
- Hiểu về bệnh cúm A
Vi rút cúm A có khả năng gây ra đại dịch nghiêm trọng
Bệnh cúm mùa lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt có chứa virus. Đường lây truyền bao gồm:
- Qua đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, các hạt virus sẽ bắn ra ngoài và lây nhiễm cho người khác khi hít phải.
- Tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc với dịch mũi, họng của người bệnh cũng có thể gây lây nhiễm.
- Vật dụng cá nhân: Virus cúm có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, bàn phím, điện thoại… và lây nhiễm khi người khác chạm vào rồi đưa tay lên mũi, miệng.
- Triệu chứng điển hình của bệnh cúm A
Cúm A thường bắt đầu đột ngột với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng.
- Sốt cao: là triệu chứng phổ biến nhất của cúm A. Người bệnh thường bị sốt cao từ 38-40°C, kèm theo cảm giác ớn lạnh và đổ mồ hôi. Sốt có thể kéo dài từ 2 đến 4 ngày.
- Ho khan: nhẹ, dần trở nên dai dẳng và gây khó chịu.
- Đau họng: khiến người bệnh khó khăn khi nuốt hoặc nói chuyện.
- Đau đầu dữ dội và cảm giác mệt mỏi toàn thân
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Khó thở hoặc cảm giác tức ngực.
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.
- Biện pháp chăm sóc tại nhà
Bồi bổ đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cúm A và không cần nhập viện, việc chăm sóc tại nhà cần áp dụng những điều sau:
- Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng: Khuyến khích người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ thể có thời gian hồi phục. Cung cấp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, trái cây giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi) để tăng cường hệ miễn dịch. Đảm bảo uống đủ nước (nước lọc, nước ấm, nước ép trái cây) để tránh mất nước do sốt.
- Kiểm soát triệu chứng: Xông mũi bằng nước muối sinh lý, xông toàn thân bằng viên xông tinh dầu, tránh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus nếu không có chỉ định từ chuyên gia y tế.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Yêu cầu người bệnh đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan virus. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.
- Khi nào cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế?
- Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức:
Khó thở, thở nhanh hoặc thở rút lõm lồng ngực.
Sốt cao liên tục không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
Lơ mơ, mất ý thức hoặc co giật.
Đau ngực dữ dội hoặc tím tái môi, da.
Hãy luôn chủ động trong việc phòng ngừa tiêm vacxin và xử lý cúm A để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và cộng đồng!