GIA TĂNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

a

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa có báo cáo tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tuần 15 (từ ngày 8 – 14.4) đã ghi nhận 287 ca mắc bệnh, tăng 87% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 15 là 2.289 ca. Đây là dạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, Nature Pharma khuyên cha mẹ nên nhận biết dấu hiệu bệnh và cho trẻ nhỏ thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

  • Bệnh tay chân miệng lây lan bằng con đường nào?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nên có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch nhầy ở mũi họng, dịch từ bọng nước hay phân của người bệnh, sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người bị tay chân miệng.

  • Hít, nuốt phải các chất dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước.
  • Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của người bệnh.

a

Tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh

  • Người lớn có bị chân tay miệng không?

Nhiều người nghĩ người lớn sẽ không bị tay chân miệng. Nhưng sự thật là bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi cơ thể họ không đủ sức đề kháng để chống lại virus. Các báo cáo vẫn ghi nhận các trường hợp người lớn bị lây bệnh tay chân miệng khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ mắc bệnh.

  • Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu chủ yếu trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc trong miệng, lưỡi, má, vòng họng của trẻ.

Ban đầu, trẻ có thể bị nổi các bọng nước nhỏ, sau đó các bóng nước này sẽ vỡ và dịch trong chảy ra, nếu dịch đục có thể kèm theo nhiễm trùng.

Các vết thương trên da và niêm mạc gây ra sự khó chịu, bức bối cho trẻ, và có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiêu lỏng. Đôi khi, trẻ có kèm nóng sốt và các triệu chứng tương tự như nhiễm siêu vi đường hô hấp.

 

aDấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng là nổi mụn nước

  • Con đường lây nhiễm của virus gây bệnh chân tay miệng

Virus gây bệnh tay chân miệng lây nhiễm chủ yếu là qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

  • Đường hô hấp: Virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trong dịch sổ mũi, hắt hơi, nước bọt hay dịch nước trên da và niêm mạc. Khi trẻ mắc bệnh những loại virus này khiến cơ thể tiết dịch nhiều hơn. Việc trẻ chảy mũi, hắt hơi hay ngậm mút đồ chơi chung có thể khiến bệnh lây lan một cách nhanh chóng.
  • Đường tiêu hóa: Virus gây bệnh có thể có trong dịch tiết nước bọt bám vào bát thìa hoặc tay khi trẻ ăn, và nguy cơ lây nhiễm rất cao khi tiếp xúc gần và sử dụng chung vật dụng ăn uống cho trẻ.

Một tác nhân khác góp phần vào tốc độ lây lan nhanh chóng của bệnh tay chân miệng là loại virus gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài và có thể bám vào đồ dùng, đồ chơi, quần áo của trẻ.

a

 dịch tay-chân-miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á

  • Cách phòng bệnh:

Chúng ta phải đối mặt với sự thật và có những biện pháp phòng ngừa nhưng không có hiệu quả cao bởi vì bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Một số biện pháp phòng tay chân miệng bố mẹ có thể áp dụng để giảm thiểu khả năng lây lan tay chân miệng như:

  • Không tiếp xúc với bệnh nhân tay chân miệng;
  • Rửa tay với xà phòng/xà bông/nước rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Người chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần rửa tay đúng cách sau khi tiếp xúc với trẻ;
  • Vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn thường xuyên;
  • Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt trong giai đoạn dịch đang có những chuyển biến phức tạp.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên mới thức ăn cho trẻ; rèn luyện cho trẻ thói quen không bốc thức ăn bằng tay, ngậm mút tay hoặc đồ chơi;
  • Khử trùng các dụng cụ như khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, chén, ly, thìa, đũa…;
  • Khi thấy trẻ bị sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

 

a

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *