CÚM GIA CẦM A/H9N2 GÂY ĐỘC LỰC CAO

Việt Nam đã xuất hiện một trường hợp đầu tiên mắc bệnh cúm gia cầm A/ H9N2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả điều tra, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bán gia cầm, việc tiếp xúc với virus cúm gia cầm có thể dẫn đến nhiễm trùng từ các triệu chứng nhẹ giống như cúm hoặc dẫn đến biến chứng nặng gây suy hô hấp và tử vong. Do tính nguy hiểm của bệnh, Nature Pharma muốn cung cấp những thông tin hữu ích và biện pháp phòng cúm A để giúp bạn bảo vệ sức khỏe trước tình hình dịch bệnh.

  • Phân loại virus cúm gia cầm:

a

Có 9 phân nhóm virus A (H5) gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cúm gia cầm có khả năng gây bệnh thấp (LPAI):  Virus cúm gia cầm có khả năng gây bệnh thấp không gây ra dấu hiệu bệnh hoặc gây bệnh nhẹ ở gà/gia cầm (chẳng hạn như xù lông và giảm sản lượng trứng). Hầu hết các loại virus cúm gia cầm A đều có khả năng gây bệnh thấp và gây ra ít dấu hiệu bệnh ở các loài chim hoang dã bị nhiễm bệnh. Ở gia cầm, một số loại virus có khả năng gây bệnh thấp có thể biến đổi thành virus cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao.

Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI): Virus cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao ở gia cầm bị nhiễm bệnh. Chỉ một số virus cúm gia cầm A(H5) và A(H7) được phân loại là virus HPAI A, trong khi hầu hết virus A(H5) và A(H7) lưu hành ở các loài chim là virus LPAI A.

Nhiễm virus HPAI A(H5) hoặc A(H7) có thể gây bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng với tỷ lệ tử vong lên tới 90% đến 100% ở gà, thường trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, gia cầm có thể bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu bệnh tật. Nhiễm virus HPAI A(H5) và A(H7) ở gia cầm cũng có thể lây ngược sang chim hoang dã, dẫn đến virus lan rộng hơn về mặt địa lý khi những loài chim này di cư.

  • Các loại vi rút cúm gia cầm A gây nhiễm trùng ở người:

H5, H6, H7, H9 và H10.

  • Virus cúm gia cầm A (H9):

9 phân nhóm: H9N1, H9N2, H9N3, H9N4, H9N5, H9N6, H9N7, H9N8, H9N9.

Nhiễm H9N2 ở gia cầm đi kèm với tỉ lệ mắc bệnh đáng kể và tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng thứ cấp có thể dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Trong trường hợp nặng hơn, gia cầm bị khó thở nghiêm trọng. H9N2 xảy ra quanh năm, với tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn vào mùa hè. Gia cầm bị ảnh hưởng thường có biểu hiện tổn thương phổi nghiêm trọng, phủ fibrin, dịch nhày gây  tắc nghẽn phế quản và khí quản. Khí quản hình thành các khối u trong lòng dẫn đến ngạt thở.

  • Cúm A/H9N2 lây sang cho người như thế nào?

Chỉ có một số ít trong các chủng cúm gia cầm có thể gây bệnh cho người thông qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, giọt bắn, sử dụng gia cầm bị bệnh… Các chủng cúm A khác thường gặp như H5N1, H7N9, H7N3, H9N2, H10N8 đều có thể lây từ gia cầm sang người. Tính tới thời điểm hiện tại, trong các chủng cúm A có cúm A/H1N1 lây trực tiếp từ người sang người.

Các virus đều có khả năng biến đổi nhanh và đột biến cao, do vậy không loại trừ trường hợp virus cúm A có thể biến đổi thành chủng mới có khả năng lây từ người sang người.

  • Biểu hiện mắc bệnh cúm gia cầm:

a

Bệnh cúm gia cầm gây ra bệnh cảnh về hô hấp nặng nề với tỷ lệ tử vong khá cao. Biểu hiện của cúm gia cầm tương tự với cúm A ở người, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ho
  • Đau đầu
  • Khó chịu
  • Dấu hiệu của viêm long đường hô hấp: chảy nước mũi, hắt hơi…
  • Biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm:

a

Đến nay, cúm gia cầm lây sang người như cúm A/H5N1, A/H7N9, A/H9N2… gây bệnh trên gia cầm thường ở mức độ nhẹ, do vậy khả năng phát hiện sớm ổ dịch gặp khó khăn. Để chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Khi có những triệu chứng lâm sàng nêu trên cần tới cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm. Trong trường hợp mắc cúm A cần được cách ly, điều trị sớm.
  • Chủ động phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, che tay khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc hoặc chưa được kiểm dịch. Không ăn gia cầm ốm, chết, đảm bảo ăn chín uống sôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *