ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VI KHUẨN LAO PHỔI

Theo báo cáo của Viện Phổi Trung ương, Việt Nam đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng lao kháng thuốc cao nhất trêm thế giới. Mỗi năm, nước ta có gần 126.000 người mắc bệnh lao mới. Nguyên nhân mắc bệnh chính là các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể khi sức đề kháng suy yếu. Bệnh lao phổi càng kéo dài thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn cần tìm hiểu về đường lây truyền của vi khuẩn để phòng bệnh hiệu quả hơn.

  • Yếu tố gây bệnh lao phổi:

abc

Vi khuẩn, tiếp xúc với nguồn bệnh, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây bệnh

 Vi khuẩn Mycobacterim tuberculosis (MTB) là nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi và lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh lao phổi không di truyền.

 Yếu tố thuận lợi:

Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn là phát triển và gây bệnh

Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm

Sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị lao có thể bị lây nhiễm

 Yếu tố rủi ro:

Người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn lao phổi hoạt động. Ví dụ, người bị HIV khó kiểm soát vi khuẩn lao hơn nên có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn 20-30% so với người không bị HIV

Hút thuốc lá

Mắc các bệnh nền: ung thư, suy dinh dưỡng, tiểu đường, thận

  • Cơ chế bệnh sinh và lây truyền bệnh lao

abc

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra

Nhiễm trùng Mycobacterium tuberculosis xảy ra do hít phải các hạt nhỏ giọt chứa trực khuẩn đủ nhỏ (đường kính 1-5 micron) để đến được phế nang.

Thông qua cơ chế miễn dịch bẩm sinh, các đại thực bào phế nang tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng đối với hệ miễn dịch yếu, vi khuẩn có thể sinh sôi và gây nhiễm trùng lao.

Bệnh lao có triệu chứng nguyên phát thường diễn ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).

Đường lây truyền Mycobacterium tuberculosis qua không khí bởi người tiếp xúc hít vào, trong tình trạng thanh quản đang hoạt động.

Khả năng lây truyền bệnh tăng lên theo các yếu tố sau:

Ho hen có đờm.

Tiếp xúc gần với nguồn bệnh lao, không gian kín, ngột ngạt

abc

  • Biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi

Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh từ tháng đầu sau sinh.

Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi

Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh

Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người

Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh

Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ 7-8h/ ngày, tập thể dục đều đặn và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *