CÚM KÉO DÀI, BIẾN CHỨNG NGUY HẠI

abc

Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca cúm đã tăng đột biến từ 200 ca/tuần vào giữa tháng 12/2024 lên tới hơn 1.200 ca trong dịp Tết – gấp 6 lần. Đáng chú ý, bệnh nhân nội trú cũng tăng gấp đôi. Nature Pharma nhấn mạnh, cúm không phải bệnh có thể chủ quan. Dù phần lớn người bệnh tự khỏi sau vài ngày, nhưng cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy đa tạng nếu không biết điều trị đúng cách.

  • Cúm kéo dài – Nguyên nhân:

ABC

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra

Thông thường, bệnh cúm có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cúm kéo dài có thể xảy ra do các yếu tố như:

  • Những đối tượng đặc biệt gồm trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người cao tuổi, người bị nhiễm HIV/AIDS do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus.
  • Không điều trị đúng cách: do việc tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc không uống thuốc đều đặn.
  • Ăn uống, cung cấp chất dinh dưỡng không điều độ.
  • Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,… sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.
  • Biến chứng nguy hại khi cúm kéo dài:

abc

Viêm phổi là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất

Virus cúm có thể làm suy yếu hệ hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus khác tấn công gây viêm phổi.

Viêm xoang: Cúm kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính, gây đau đầu, nghẹt mũi và khó thở.

Virus cúm khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi và lây nhiễm đường hô hấp trên khoang mũi, xoang, họng và thanh quản. Nhưng khi nó có thể lan đến đường hô hấp dẫn đến phổi, khí quản và phế quản, tạo tiền đề cho bệnh viêm phế quản.

Viêm cơ tim sẽ biểu hiện thông qua các triệu chứng điển hình như sốt cao, mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, tiêu chảy, kén ăn hoặc khó thở.

  • Biện Pháp Phòng Ngừa, tránh lây nhiễm cúm do vi rút:

abc

Tiêm vắc xin cúm là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng vi rút cúm phổ biến. Vắc-xin không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn làm giảm mức độ nghiêm trọng nếu bạn không may bị nhiễm. Nature Pharma khuyến nghị nên tiêm vắc xin cúm hằng năm, đặc biệt cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh lý nền.

Rửa tay thường xuyên: Sử dụng xà phòng và nước sạch để rửa tay ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt công cộng.

Che miệng khi ho, hắt hơi: Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay. Sau đó, vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.

Không dùng chung đồ cá nhân: Tránh dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước với người khác để tránh lây nhiễm.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vitamin C (nước cam, chanh, …), protein và kẽm.

  • Tổng kết:

Cúm kéo dài không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa quan trọng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *