MẮC BỆNH THỦY ĐẬU RỒI CÓ BỊ LẠI KHÔNG?

thủy đậu

Hiện nay thời tiết cuối mùa xuân nóng rát và độ ẩm không khí cao làm chúng ta dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cảm cúm như sởi, quai bị, sốt, trong đó có bệnh thủy đậu. Theo hiểu biết của nhiều người, thủy đậu nếu bị nhiễm một lần là sẽ không mắc lại hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ biểu hiện và vì sao thủy đậu có người mắc lần hai và có thể miễn dịch với nó qua bài viết sau:

  • Nguyên nhân lây bệnh Thủy đậu:

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV). Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp (các giọt bắn do hắt hơi, ho có chứa virus) hoặc dịch trong các mụn nước trên da (nốt thủy đậu). Bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi.

  • Triệu chứng điển hình của bệnh Thủy đậu:

Triệu chứng điển hình là nổi mụn nước toàn thân kèm sốt, mệt mỏi, nhức đầu và mất cảm giác ngon miệng. 

Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 – 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

thủy đậu

Bệnh thủy đậu hiện nay đang gia tăng do thời tiết

  • Biểu hiện của bệnh thủy đậu:

+ Sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày ở 38 độ C.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.

+ Ban thủy đậu thường dưới dạng chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành các mụn nước.

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.

+ Ban thủy đậu thường rất ngứa.

Các triệu chứng này thường biểu hiện rõ rệt và nặng hơn ở người lớn. 

Thời gian những nốt tròn nhỏ (nốt thủy đậu hoặc nốt rạ) sẽ xuất hiện trong khoảng 12 – 24 giờ. Các nốt thủy đậu nhanh chóng lan nhanh khắp cơ thể và tứ chi, sau đó tiến triển thành bóng nước có kích thước từ 3 – 10mm có chứa dịch trong. Dịch này sau 24 giờ sẽ hóa đục và bóng nước này có thể mọc ở niêm mạc miệng. 

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau có thể sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi. 

thủy đậu

Dấu hiệu điển hình là các nốt tròn bóng nước

  • Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lây nhiễm lại không?

Người bị suy giảm miễn dịch, gầy yếu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu lần hai do sống trong môi trường có vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh. 

  • Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu?

Cách ly với người xung quanh.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.

Dùng khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối…

  • TỔNG KẾT

Dung dịch dùng ngoài Manginovim của Nature Pharma chứa hoạt chất Mangiferin (dịch chiết lá xoài) hỗ trợ ức chế hoạt động của vi rút gây bệnh thủy đậu.

sp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *